Giới thiệu về automation test và 5 công cụ kiểm thử phổ biến hiện nay

Mọi người thường nghĩ rằng kiểm thử phần mềm chỉ được thực hiện thủ công, tuy nhiên công việc này không chỉ có vậy mà còn có sự trợ giúp của automation test. Automation test giúp tự động hóa các test case thủ công, giảm thiểu tối đa công việc lặp đi lặp lại và nâng cao hiệu quả kiểm thử. Sự kết hợp giữa kiểm thử thủ công và automation test là chìa khóa để tối ưu hóa quy trình kiểm thử phần mềm.

Kiểm thử thủ công đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá trực quan, kiểm tra các trường hợp phức tạp hoặc những tính năng yêu cầu sự nhạy bén của con người. Automation test lại tập trung vào việc kiểm tra các chức năng lặp đi lặp lại, đảm bảo tính ổn định và chính xác của phần mềm.

Sự phối hợp nhuần nhuyễn giữa hai phương pháp này sẽ giúp bạn:

  • Giảm thiểu công việc lặp lại: Automation test giúp bạn tự động hóa các bước kiểm thử đơn điệu, giải phóng nhân lực cho các nhiệm vụ phức tạp hơn.
  • Rút ngắn thời gian kiểm thử: Với tốc độ thực thi nhanh chóng của automation test, bạn có thể kiểm tra phần mềm nhiều lần trong thời gian ngắn, phát hiện lỗi sớm hơn và đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt hơn.
  • Nâng cao độ chính xác: Automation test loại bỏ yếu tố chủ quan của con người, mang đến kết quả chính xác và tin cậy hơn.

Do đó, việc kết hợp kiểm thử thủ công và automation test là một giải pháp hiệu quả để nâng cao chất lượng phần mềm và tối ưu hóa quy trình kiểm thử.

Kiểm thử tự động – Automation testing là gì?

Giới thiệu kiểm thử thủ công và kiểm thử tự động

Manual testing và automation testing: Hai phương pháp kiểm thử bổ trợ lẫn nhau trong quá trình kiểm thử phần mềm, các bạn có thể tham khảo thêm tại kiểm thử phần mềm là gì

Kiểm thử tự động (Automation testing) là việc sử dụng công cụ chuyên dụng để thực hiện việc kiểm tra chất lượng phần mềm. Trong khi đó, kiểm thử thủ công (manual testing) là công việc thực hiện hoàn toàn do con người thực hiện (tester). Đây là hai quá trình có thể được thực hiện song song để đảm bảo việc kiểm thử được thực hiện đầy đủ và nhanh chóng nhất có thể.

Automation testing được sử dụng để thay thế các hoạt động kiểm thử có tính lặp lại cao ví dụ như các luồng kiểm tra thông tin sau khi đăng nhập, tìm kiếm sản phẩm hoặc kiểm tra thông tin dữ liệu hiển thị. Automation testing có thể được dùng cho cả giao diện người dùng (UI) và API để giảm bớt công việc kiểm thử bằng tay,

Việc sử dụng automation testing trong quá trình kiểm thử sẽ giúp các testers giảm thời gian thực hiện regression test, nâng cao kỹ năng nghề nghiệp cũng như tránh hiện trạng phải thực hiện test đi test lại nhiều lần cho những chức năng regression test.

Ưu nhược điểm của automation test

Ưu điểm của automation test

  • Hiệu quả và tốc độ cao: Kiểm thử tự động thực hiện các trường hợp kiểm thử nhanh hơn nhiều so với kiểm thử thủ công. Các kịch bản kiểm thử tự động có thể được chạy đồng thời, đẩy nhanh quá trình kiểm thử và cung cấp phản hồi nhanh chóng về hiệu suất ứng dụng.
  • Khả năng tái sử dụng và khả năng mở rộng: Test scripts có thể được tái sử dụng trong các dự án khác nhau, tiết kiệm thời gian và công sức trong việc tạo các test case mới. Ngoài ra, automation có thể dễ dàng mở rộng để xử lý các ứng dụng lớn và phức tạp, đảm bảo phạm vi kiểm thử toàn diện.
  • Kiểm thử hồi quy dễ dàng: Kiểm thử tự động rất phù hợp để thực hiện các kiểm thử hồi quy lặp đi lặp lại, đảm bảo rằng các tính năng hoặc thay đổi mới không ảnh hưởng đến chức năng hiện có. Điều này giảm thiểu nguy cơ xuất hiện lỗi trong quá trình cập nhật phần mềm.
  • Tăng cường khả năng tích hợp (CI/CD): Kiểm thử tự động tích hợp liền mạch với CI/CD. Điều này giúp tạo điều kiện cho việc kiểm thử liên tục và không bị gián đoạn.

Nhược điểm của Kiểm thử Tự động

  • Chi phí thiết lập ban đầu cao: Triển khai kiểm thử tự động đòi hỏi đầu tư vào các công cụ kiểm thử, cơ sở hạ tầng và đào tạo cho nhóm kiểm thử. Chi phí thiết lập ban đầu có thể đáng kể, khiến nó trở thành lựa chọn kém khả thi cho các dự án nhỏ với ngân sách và thời gian hạn chế.
  • Không thể thay thế trực giác của con người: Kiểm thử tự động rất tốt trong việc thực thi các test case được xác định trước, nhưng nó thiếu sự sáng tạo của con người. Một số trường hợp phức tạp có thể yêu cầu chuyên môn của người kiểm thử trong kiểm thử thăm dò để phát hiện các lỗi tinh vi.
  • Chi phí bảo trì: Khi ứng dụng được cập nhật và thay đổi, các kịch bản kiểm thử tự động có thể cần bảo trì thường xuyên để duy trì tính phù hợp và hiệu quả. Việc không cập nhật các kịch bản này có thể dẫn đến kết quả kiểm thử sai lệch và hiệu quả kém.

Automation testing đem lại những lợi ích gì trong quá trình kiểm thử:

Automation testing là phương pháp hiệu quả nhất để tăng tốc độ thời gian thực hiện kiểm thử, kiểm thử tự động cũng tăng độ bao phủ của quá trình kiểm thử. Bên cạnh đó có một số phương pháp kiểm thử chỉ có thể thực hiện bằng automation test như kiểm thử hiệu năng (performance testing) hay kiểm thử bảo mật (security testing).

Ngoài những lý do trên, kiểm thử phần mềm tự động rất quan trọng vì những lý do dưới đây:

  • Nếu việc kiểm thử phần mềm chỉ thực hiện thủ công thì theo thời gian, khi các chức năng càng ngày càng nhiều lên sẽ đến lúc nhân lực không còn đủ để thực hiện việc kiểm thử
  • Nếu trang web mà bạn cần test là trang web đa ngôn ngữ, việc kiểm thử chỉ bằng tay sẽ tốn rất nhiều thời gian, và công sức của đội test
  • Automation test sau khi đã được thiết lập và chạy ổn định thì việc can thiệp của con người là ít tốn kém hơn so với kiểm thử chỉ bằng tay. Đội test có thể thực hiện việc chạy các automation script cả ngày lẫn đêm và nhận kết quả (report) sau khi việc chạy hoàn tất. Việc này giúp rất nhiều trong việc rút ngắn thời gian kiểm thử. 
  • Khi các test cases đã được chuyển sang thành các test scripts (đã được tự động hoá) thì mỗi lần chạy test, việc kiểm tra được diễn ra rất ổn định, chỉ cần một thay đổi nhỏ dù là text trên UI cũng có thể phát hiện ra.
  • Nếu chỉ thực hiện manual test, đặc biệt trong thời gian regression test liên tục dễ gây nhàm chán cho đội kiểm thử, vì thực hiện lặp đi lặp nhiều lần. Tâm lý của kiểm thử viên dễ ảnh hưởng đến kết quả kiểm thử, tuy nhiên automation test là máy và không có tâm lý này nên kết quả của nó rất ổn định.

Các test cases nào nên được tự động hoá trong automation test?

Đây là câu hỏi thường xuyên phải trả lời mỗi khi thực hiện kiểm thử tự động cho 1 chức năng hay một flow nào đó của phần mềm. Dưới đây mình sẽ liệt kê một số tiêu chí để mọi người có thể đưa ra quyết định việc chọn các test case có thể tự động được hay không.

Các test cases có thể tự động thường có đặc điểm sau:

  • Các test cases lặp lại nhiều ví dụ như case login, search, thêm sản phẩm vào giỏ hàng
  • Các test cases dành cho các chức năng đã ổn định của hệ thống
  • Các test cases khó có thể làm bằng tay ví dụ như test case liên quan đến kiểm thử hiệu năng, kiểm tra tải của ứng dụng

Các test cases không phù hợp với tự động hoá:

  • Các chức năng, test cases mới thêm vào chưa được kiểm tra cẩn thận, vẫn còn nhiều thay đổi về code
  • Các test cases quá dài về thời gian, ví dụ case thử nghiệm upload file 3GB lên server và check thời gian hoàn thành
  • Các trường hợp liên quan đến thanh toán trên môi trường của khách hàng cũng không nên thực hiện, tránh trường hợp gây ra các chi phí không đáng có cho doanh nghiệp nếu việc kiểm thử bằng tay không được kiểm soát tốt.

Các công cụ kiểm thử tự động:

Hiện tại trên thị trường có rất nhiều các loại công cụ kiểm thử tự động từ miễn phí đến mất phí để các bạn tham khảo. Dưới đây, mình sẽ liệt kê một số công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi trong nhiều dự án. 

1. Selenium:selenium
  • Công cụ phổ biến và được sử dụng rộng rãi nhất trong danh sách các công cụ kiểm thử phần mềm là Selenium, đây là bộ công cụ chuyên được sử dụng để test web application. Selenium được sử dụng rộng rãi trên thế giới vì nó có thể được tích hợp với rất nhiều các ngôn ngữ khác nhau như Java, Python, C#, Ruby,… Bên cạnh đó Selenium còn có thể chạy trên nhiều môi trường khác nhau từ Windows, Mac, Linux. Thêm vào đó Selenium còn có thể thực hiện test trên các trình duyệt khác nhau như Chrome, Firefox, Safari, Opera,…
  • Selenium cung cấp bộ công cụ mạnh mẽ để các automation tester có thể thực hiện được nhiều trường hợp kiểm thử như click button, fill form, get text, get Cookie, …
  • Do đó Selenium có thể kiểm thử cho những dự án có nhiều test cases phức tạp cần thực hiện trên nhiều môi trường khác nhau
2. Playwright: playwright2
  • Playwright cũng là bộ công cụ kiểm thử dành cho web application. Nó được phát triển bởi Microsoft và cũng là một mã nguồn mở với cộng đồng rộng lớn.
  • Nó sử dụng thư viện Node.js để tự động hóa trên các trình duyệt Chrome, Firefox và WebKit bằng một API duy nhất. Giống như Cypress, nó đi kèm với giấy phép Apache 2.0. Playwright hỗ trợ nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau, bao gồm C#, Java, Node.js và Python. Các bạn tham khảo thêm về Playwright là gì
  • Playright khá dễ dàng để cấu hình và thiết lập. Nó có thể run test trên Firefox, Edge, Chrome và Webkit. Nó hỗ trợ đa dạng ngôn ngữ bao gồm Java, JavaScript, Typescript, Python và C#. Nó cũng có thể chaỵ test song song và chạy test trên các tab khác nhau.
3. Cypress: Cypress
  • Cypress là một công cụ tự động mã nguồn mở dành cho front end. Được viết bằng JavaScript và được xây dựng trên WebDriver và Node.js, các bài kiểm tra Cypress chạy trong mọi trình duyệt mà nó hỗ trợ, với tốc độ nhanh chóng và đáng tin cậy.
  • Việc cài đặt Cypress rất đơn giản, không cần phụ thuộc thêm.
  • Nói lời tạm biệt với độ trễ mạng và tải lại theo thời gian thực. Sử dụng Cypress bạn có thể chụp lại ngay ảnh màn hình từ màn hình command log của nó.
4. Appium: appium
  • Là công cụ kiểm thử phổ biến dành cho mobile application, Appium có thể được sử dụng để kiểm thử tự động native app, hybrid, và mobile web app. Appium sử dụng giao thức webdriver để có thể tự động cho các app iOs, Android, và Windows apps.
  • Appium có thể thực hiện kiểm thử tự động cho mobile app, native, web, iOs và Android apps. Việc sử dụng ngôn ngữ lập trình với appium cũng đa dạng có thể là Java, python, C#, Ruby,… Automation scripts có thể chạy trên thiết bị thật, simulators,…
5. WebdriverIO: webdriverio
  • Công cụ WebdriverIO đã được xây dựng để tự động hóa  cả ứng dụng web và mobile. Công cụ kiểm tra end-to-end này thuộc nền tảng OpenJS. WebdriverIO cung cấp khả năng chạy test trên nhiều trình duyệt khác nhau, giúp tăng độ bao phủ của automation test.
  • WebdriverIO có thể được cài đặt và thiết lập khá dễ dàng. Nó là một framework khá mạnh mẽ, có thể mở rộng, linh hoạt và ổn định. Bên cạnh đó, WebDriverIO cũng có cộng đồng người sử dụng lớn nên có nhiều plugin có sẵn để phục vụ nhu cầu mở rộng của automation framework.

Kết luận

Để lựa chọn công cụ phù hợp nhất, bạn hãy dành chút thời gian để tìm hiểu về từng công cụ, các ưu nhược điểm kết hợp với các yếu tố của dự án để đưa ra kết luận cuối cùng. Bởi vì, một công cụ phù hợp sẽ là chìa khóa giúp dự án của bạn đạt được hiệu quả tối ưu.

Dưới đây là những tiêu chí quan trọng bạn có thể cân nhắc:

1. Chi phí: Kiểm thử tự động có thể đòi hỏi đầu tư ban đầu, bao gồm chi phí mua phần mềm, đào tạo, và bảo trì. Hãy đánh giá xem ngân sách của dự án có phù hợp với chi phí này không.

2. Trình độ kỹ thuật: Công cụ kiểm thử tự động có nhiều mức độ phức tạp khác nhau. Hãy xem xét trình độ kỹ thuật của nhóm tester của bạn, liệu họ có thể làm quen và sử dụng hiệu quả công cụ đó không.

3. Môi trường kiểm thử: Hãy đảm bảo rằng công cụ bạn chọn tương thích với môi trường kiểm thử của dự án, ví dụ như hệ điều hành, ngôn ngữ lập trình, và các công cụ phát triển khác.

4. Tích hợp liên tục (CI/CD): Hãy xem xét khả năng tích hợp công cụ kiểm thử tự động với các hệ thống CI/CD để tự động hóa quy trình chạy test và báo cáo kết quả.

5. Báo cáo kết quả: Công cụ kiểm thử tự động tốt cần cung cấp các báo cáo chi tiết, dễ hiểu để giúp bạn phân tích kết quả và đưa ra những quyết định cần thiết.

Lời khuyên: Hãy tìm hiểu kỹ về các công cụ khác nhau, tham khảo ý kiến của chuyên gia, và thử nghiệm một số công cụ trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Chúc bạn lựa chọn được công cụ phù hợp nhất cho dự án của nhóm mình!

Bài viết liên quan